0916.955.085 - 028.62733715 taynguyenfilm@gmail.com

Menu
CÁCH RÈN LUYỆN HƠI THỞ TRONG CA HÁT

CÁCH RÈN LUYỆN HƠI THỞ TRONG CA HÁT

Đăng bởi Danh mục Tin công ty Vào


CÁCH RÈN LUYỆN HƠI THỞ TRONG CA HÁT

Trong bài viết này Tây Nguyên Phim xin chia sẽ cách rèn luyện hơi thở trong ca hát

Cách 1: hít thở một hơi dài bằng miệng hé mở và mũi một cách tự nhiên không hát ra tiếng rồi “ xì” nhẹ qua giữa hai hàm răng khít lại, từ từ đều đặn để duy trì thời gian “xi” càng dài càng tốt, canh đồng hồ để kiểm tra sức dẻo dai của hơi thở . những lần tập sau cố gắng duy trì càng dài càng tốt

Cách 2: Hít một hơi dài, giữ cho tự nhiên rồi bắt đầu đếm 1,2,3,4,5 …phát âm một cách đều đặn rõ ràng, không to, không nhỏ, không đứt quãng, kiểm tra xem đếm được bao nhiêu tiếng

Cách rèn luyện hơi thở trong ca hát

Hình ảnh giảng viên hướng dẫn học viên thực hành  hơi thở trong ca hát

Chú ý: không nên lấy hơi đầy, mà phải tự nhiên chủ động  – sự thành công của những cách rèn luyện hơi thở trên đây là cơ sở áp dụng tốt điểm tựa vào các cơ bắp bụng , ngực hoành cách mô, làm động lực phát âm và khống chế hơi được nhiều, lâu , chủ động khi đẩy hơi theo ý muốn. ( xem : khóa học hát )

Lấy hơi trong câu hát

Trong câu hát , chúng ta cần quy định những chổ lấy hơi nhất định , không được tùy tiện

Những điều chú ý khi áp dụng

  • Lấy hơi vào cuối câu hát
  • Câu hát dài cần ngắc ra, lấy hơi ở từng ý của lời ca cho đủ nghĩa
  • Không lấy hơi vụn vặt hai ba chưa đã lấy một hơi khác
  • Không lấy hơi ở giữa các từ kép ( vd: Việt Nam, Yêu thương, Chiến đấu…)
  • Nếu cuối câu ngân hơi dài thì lấy hơi vào nữa nhịp cuối rồi kéo dài sau cùng. Nếu ngân hết những nhịp độ rồi mới lấy hơi thì hơi sẽ lấn sang trường độ của nhịp đầu câu sau làm lỡ đà của câu hát

Cách rèn luyện hơi thở trong ca hát

Hình ảnh giảng viên hướng dẫn cách đẩy hơi trong ca hát

Trong ca hát có nhiều cách lấy hơi

  • Lấy hơi lớn : Những chỗ lấy hơi một cách thông dong, không vội vã thường thực hiện ở những chỗ có dấu lặng dài .
  • Lấy hơi nhỏ:  Thường xuất hiện ở những chỗ ngắt cuối câu sau một âm ở trường độ ngắn hoặc có dấu lặng ngân
  • Lấy hơi lén : thường áp dụng giữa câu hát ở những tiết nhạc dài, những nghệ sỹ có kỹ xảo cao lấy hơi lén giỏi làm cho người nghe không nhận ra những chỗ lấy hơi đó
  • Cướp hơi: lúc phải hít thở hơi vào thật nhanh trong giây phút thật ngắn, cần động tác mau lẹ và vững vàng, trường hợp này thường xảy ra ở những đoạn hát có tính cao trào, sôi nổi dồn dập không được chậm trễ

Cách rèn luyện hơi thở trong ca hát

Hình ảnh giảng viên ổn định vị trí âm thanh khi đẩy hơi

Quy định chỗ hít thở trong bài hát phải thích hợp với tính chất và sắc thái của bài hát, có nhiều loại bài hát có những tính cách khác nhau như:

  • Loại hành khúc
  • Loại tình ca
  • Loại hát ru
  • Loại kịch tính
  • Loại nhộn nhịp

– Nếu hát loại bài hát bài hát với nhịp độ thông thả thì hít hơi vào không nên vội vàng

– Nếu bài hát có tính năng động cao thì động tác lấy hơi phải nhanh nhẹn, linh hoạt đáp ứng yêu cầu tốc độ.

Cách rèn luyện hơi thở trong ca hát

Hình ảnh giảng viên hướng dẫn cách mở khẩu hình để âm thanh thoát ra một cách hay nhất

– Nếu bài hát loại hành khúc thì lấy hơi phải sau, bình ổn vững chắc

– Nếu hát những bài hát buồn thì cần lấy hơi nhẹ nhàng trầm tĩnh

Nói chung hít thở trong ca hát có ý nghĩa đóng góp và phần biểu hiện tình cảm một cách tích cực, phục vụ mục đích yêu cầu nội dung bài hát

cách rèn luyện hơi thở trong ca hát

Nếu bạn đang tìm kiếm một nơi học thanh nhạc và học hát uy tín hãy đến với trung tâm Tây Nguyên Phim.

Tây Nguyên Phim chuyên đào tạo ca sĩ – ca sĩ nhí, các khóa học về thanh nhạc, khóa học hát karaoke, khóa học hát bolero, nhạc trữ tình, luyện thi tiếng hát mãi xanh, luyện thi solo cùng bolero

Mọi thông tin liên hệ: CÔNG TY TÂY NGUYÊN PHIM

  • ĐC: 213 Cao đạt, Phường 1, Quận 5, TP.HCM
  • ĐT : 028 6273 37150916 955 085
  • Website: taynguyenfilm.com

0 0 vote
Article Rating

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x